Không phải tự nhiên mà bất cứ người vay nào cũng lo sợ bản thân rơi vào trường hợp nợ xấu. Nợ xấu không chỉ gây cản trở vấn đề vay vốn mà còn trở thành áp lực tài chính nghiêm trọng.
Nếu người vay cố ý kéo dài thời gian thanh toán hoặc có ý định bùng nợ, hệ thống CIC sẽ ghi nhận vào nhóm nợ xấu nguy hiểm. Vậy câu hỏi đặt ra rằng nợ xấu vay được không? Có xóa được nợ xấu không?
Thế nào là nợ xấu?
Nợ xấu là biểu hiện cho những khoản nợ đã quá hạn thanh toán nhưng người vay vẫn chưa có dấu hiệu tất toán. Cụ thể, thời gian quá hạn từ 90 ngày trở lên đều bị liệt vào nhóm nợ xấu nguy hiểm. Trong trường hợp rơi vào tình trạng nợ xấu, hồ sơ và thông tin khách hàng sẽ được hiển thị trên cổng thông tin của CIC (Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam).
Các ngân hàng sẽ dựa trên dữ liệu của CIC cung cấp với mục đích kiểm tra, rà soát những hồ sơ nợ xấu để quyết định có cho vay hay không. Hiện tại, các ngân hàng/tổ chức tín dụng sẽ phân loại 5 nhóm nợ xấu theo thứ tự nguy hiểm tăng dần.
- Nhóm 1 (nợ tiêu chuẩn): Đây là nhóm khách hàng nợ quá hạn dưới 10 ngày mà chưa có dấu hiệu trả nợ. Đây cũng là nhóm nợ xấu phổ biến nhất trên thị trường tài chính tiêu dùng.
- Nhóm 2 (nợ cần chú ý): Quá hạn từ 10 – 90 ngày nhưng vẫn chưa tất toán khoản vay cho đơn vị.
- Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Quá hạn thanh toán từ 91 – 180 ngày
- Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): Quá hạn thanh toán từ 181 – 360 ngày
- Nhóm 5 (nợ mất khả năng vay vốn): Đây là mức độ nợ xấu nghiêm trong nhất khi đã quá hạn thanh toán từ 360 ngày trở lên (> 360 ngày).
Nợ xấu quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên (> 90 ngày) đều bị liệt kê vào mức độ nguy hiểm
Nợ xấu có vay tiền ngân hàng được không?
Hầu hết mọi khách hàng thường cho rằng: Nợ xấu không có khả năng vay vốn bất cứ tổ chức tín dụng nào vì các ngân hàng sẽ kiểm tra thông tin trên hệ thống CIC. Tuy nhiên, các ngân hàng sẽ cân nhắc hồ sơ vay vốn dựa trên nhóm nợ xấu, lịch sử tín dụng.
Đối với trường hợp khách hàng nằm trong nhóm nợ xấu 3, 4, 5 (Nhóm nợ nguy hiểm), các ngân hàng chắc chắn từ chối hồ sơ này vì cơ hội thu hồi vốn vô cùng thấp và khả năng mất vốn vĩnh viễn rất cao.
Nợ xấu nhóm 1 và nhóm 2 còn được gọi là nhóm nợ chú ý. Tức là, đây là hai nhóm nợ không quá nghiêm trọng và tổ chức tín dụng vẫn còn cơ hội thu hồi vốn với đầy đủ lãi lẫn tiền gốc. Nếu người vay nằm trong nhóm 1, nhóm 2, các ngân hàng sẽ cân nhắc và tiến hành kiểm tra lại, sau đó họ sẽ ra quyết định có nên cho vay hay không.
Nợ xấu có thể vay tiền ở đâu?
Nếu cơ hội vay tiền tại các ngân hàng dường như bằng không, bạn có thể chọn lựa các đơn vị vay online hoặc các tổ chức tín dụng uy tín.
Vay online
Nếu bạn cần một hạn mức không quá cao nhưng vẫn đảm bảo tốc độ giải ngân nhanh chóng. Vay tiền online có thể là sự lựa chọn ổn định dành cho bạn ngay lúc này.
Takomo là một trong nền tảng vay tín chấp online kết nối tài chính cho mọi đối tượng khách hàng trên toàn quốc. Hạn mức dao động của Takomo dao động từ 500K đến 10 triệu đồng với mức lãi suất từ 12% – 18,3%.
Tại các tổ chức tín dụng
Khác với các đơn vị vay online, tổ chức tín dụng có quy mô mở rộng hơn khi triển khai đa dạng các gói dịch vụ vay tín chấp bao gồm: vay cầm đồ, vay bằng cavet xe, vay bằng hóa đơn điện nước,…
Hạn mức cũng tương đối cao hơn, dao động tối đa 100 triệu đồng. Tuy nhiên, mức lãi suất sẽ cao hơn so với các đơn vị khác. Một số tổ chức tín dụng uy tín như: Tima, F88, Mirae Asset, Jaccs, FE Credit,…
Nợ xấu có xóa được không?
Nhiều khách hàng vẫn lầm tưởng rằng chỉ cần thuê dịch vụ xóa nợ xấu thì mọi thông tin liên quan sẽ biến mất vĩnh viễn. Tuy nhiên, nợ xấu CIC không bao giờ xóa được trừ khi người vay tất toán mọi khoản vay còn thiếu trong quá khứ. Những dịch vụ xóa nợ xấu hoàn toàn là lừa đảo vì không bất cứ tổ chức nào làm được điều này.
CIC là một tổ chức độc lập được quản lý bởi ngân hàng nhà nước và không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ cá nhân. Chính vì vậy, việc thay đổi dữ liệu trên hệ thống CIC là chuyện không có thật. Nợ xấu chỉ có thể xóa hoàn toàn nhờ vào khả năng thanh toán các khoản vay trước đó. Ngân hàng sẽ tiến hành gửi hóa đơn đã thanh toán nợ lên hệ thống CIC, CIC rà soát lại thông tin và xóa nợ xấu.
Tuy nhiên, thời gian xóa nợ xấu hoàn toàn trên CIC phải mất hơn 3 năm, thậm chí là 5 năm. Trong khoảng thời gian đợi chờ này, khách hàng không thể vay vốn bất cứ đâu. Kinh nghiệm vay vốn để không mắc nợ xấu
Để tránh nguy cơ rơi vào trường hợp nợ xấu, khách hàng nên lưu ý những kinh nghiệm sau đây:
- Chú ý thời hạn thanh toán khoản vay thường xuyên nhằm phòng trường hợp chậm trễ thanh toán. Ngoài khả năng mắc nợ xấu khi thanh toán quá hạn, người vay còn mất thêm phí phạt trả chậm.
- Nên trả nợ trước hạn 1, 2 ngày để không rơi vào trường hợp quên mất thời gian thanh toán.
- Bạn chỉ nên vay 40% số tiền so với thu nhập thực tế. Điều này sẽ đảm bảo khả năng trả nợ.
- Chủ động liên hệ đến đơn vị nhằm gia hạn thời hạn trong trường hợp không trả nợ được đúng hạn.
Kết luận
Trên đây là chia sẻ về vấn đề nợ xấu vay được không? Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp khách hàng có câu trả lời chính xác nhất.
Trước khi quyết định vay vốn ở bất cứ đơn vị nào, hãy cân nhắc hạn mức, lãi suất và phí phát sinh thật kỹ càng. Bởi vì, nguy cơ rơi vào nợ xấu rất cao nếu mức thu nhập hiện tại không đủ khả năng chi trả.